Bạn muốn kinh doanh, bán hàng trực tuyến? Bạn muốn viết blog hoặc làm portfolio? Hoặc chỉ đơn giản rằng bạn muốn mọi người biết đến tên mình? Có lẽ đã đến lúc bạn cần một thương hiệu trực tuyến (online presence).
Vấn đề là làm cách nào để khởi tạo và tốn bao nhiêu tiền đầu tư?
Khởi đầu đúng đắn luôn là phương án tiết kiệm chi phí và công sức nhất. Chọn sai nền tảng ngay từ bước một sẽ khiến bạn mất hàng tháng trời quay lại sửa từng lỗi (chưa kể đến chi phí gây dựng ban đầu).
Lưu ý
Đừng ngại bỏ ra 10 phút để tìm được con đường cho chính bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra bốn cách thiết lập thương hiệu trực tuyến khác nhau. Với từng cách thức, tôi sẽ phân loại chi phí đầu tư kèm giải thích ai nên dùng cái gì, cũng như ưu và nhược điểm của mỗi nền tảng.
Nền tảng nào là lựa chọn đúng đắn cho thương hiệu trực tuyến của bạn?
Tặng bạn: 7 bí quyết để tăng “hiện diện”
Kết luận
Bản thân tôi cũng đã phạm phải lỗi này. Tôi từng lập các trang web của mình trên 2-3 platform khác nhau trước khi nhận ra rằng mình có thể tiêu ít tiền hơn và tiết kiệm công sức hơn nếu bỏ thời gian nghiên cứu một chút để chọn được con đường đúng ngay từ bước đầu tiên.
Tuy nhiên tôi cũng không phải là người duy nhất mắc lỗi. Khi đặt câu hỏi cho 27 chuyên gia khác về sai lầm lớn nhất khi làm blog mà họ phạm phải, phần lớn hối tiếc đã chọn sai platform dẫn đến thất bại ngay từ bước một trong việc hoạch định kế hoạch tiếp theo.
Vì thế tôi đã từng ao ước có trong tay một bản hướng dẫn đơn giản và đầy đủ như thế này. Đó là điểm mấu chốt nhất. Tất nhiên không có con đường nào là hoàn hảo, chỉ có con đường phù hợp với mục tiêu và tham vọng của bạn mà thôi.
Về cơ bản, chúng ta sẽ xem xét 4 platform:
Tiếp đó, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách thức để phát triển thương hiệu trực tuyến. Thật không may, một trang web hoặc trang truyền thông xã hội không thu hút được nhiều người đọc cho lắm. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn các bí quyết để kéo người đọc về và tăng tương tác cho thương hiệu trực tuyến của bạn.
Một vài cá nhân và doanh nghiệp không cần tới website bởi đó là một sự phiền toái trong khi chi phí đầu tư có thể phản tác dụng.
Đôi khi, một trang Facebook hoặc tài khoản Instagram lại là cách tốt nhất để có người theo dõi, liên kết với cộng đồng và cập nhật tin tức. Đây là những platform mà khách hàng vốn quen thuộc. Bạn biết đấy, có tận 1,6 tỉ người dùng ngoài kia đang chờ kết nối với bạn cơ mà!
Lấy ví dụ một quán cà phê hay một nhà hàng, họ hoàn toàn có thể vận hành mà chỉ cần duy nhất một trang facebook hoặc instagram. Họ có thể đăng ảnh mới, cập nhật thực đơn, giao tiếp với khách hàng, quảng cáo các sự kiện và ưu đãi đặc biệt chỉ từ một tài khoản.
Trang FB nhà hàng : Sola Cafe
Họ thậm chí có thể dùng Facebook plugin để đặt bàn. Việc dùng web trong trường hợp này có thể làm mọi thứ phức tạp hơn và chia rẽ khách hàng thay vì tập trung vào phát triển một kênh hiệu quả.
Đối với các nội dung video và blog, Facebook cũng khá phù hợp. Các video quảng cáo trên facebook hiện có tới 8 tỉ lượt xem hàng ngày, các bài viết tức thời cũng cho phép bạn viết blog mà không cần có website.
Ngoài ra, Facebook có nền tảng quảng cáo đặc biệt thông minh. Vì vậy bạn có thể khoanh vùng nhóm khách hàng và đưa họ thẳng đến trang của mình (đọc thêm về quảng cáo Facebook ở phía dưới).
Mặt trái của việc chỉ có một trang mạng xã hội chính là sự phụ thuộc vào chính nó. Nếu Facebook thay đổi thuật toán nhằm giới hạn phạm vi tiếp cận (reach) của bạn (thực tế đã xảy ra khá thường xuyên), bạn có thể phải trả tiền để kết nối với những người theo dõi.
Bạn cũng bị giới hạn khi thiết kế trang. Mặc dù có thể tải lên hình ảnh và phần trên của trang, nhưng bố cục giới hạn của Facebook hoặc Instagram có thể khiến một số người cảm thấy khó chịu.
Quan trọng nhất là nếu bạn muốn bán hàng, Facebook không phải sự lựa chọn lý tưởng. Mặc dù có các Plugin, Facebook thường xuyên thay đổi quy định Plugin nào được phép sử dụng. Cửa hàng của bạn thậm chí bị đóng mà không cần thông báo.
Ưu điểm – Dễ dàng quản lý và tiềm năng không giới hạn.
Nhược điểm – Tốn chi phí duy trì, cần có kỹ năng.
Chi phí thiết lập – Khởi đầu khoảng đ117.225-đ468.900/tháng cho hosting và tên miền.
Đọc thêm – WordPress hosting
Theme WordPress cao cấp: Elegant Themes
Nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn website của mình một cách linh hoạt, WordPress là sự lựa chọn tốt nhất. WordPress là platform của 25% website trên thế giới. Nó an toàn và được tin cậy.
Gần như không có gì bạn không làm được với WordPress: mở gian hàng trực tuyến, lập web portfolio, viết blog hoặc nội dung, xây dựng trang bán hàng liên kết. Bạn cũng có thể chạy quảng cáo, thu thập địa chỉ email, kiếm tiền và kinh doanh trực tuyến chỉ từ một platform.
WordPress có tiềm năng mở rộng cao. Minh chứng cho điều đó, WordPress hiện là platform của một số trang lớn bao gồm The New Yorker, Techcrunch, Variety, Mashable and Time Inc, nhưng nó cũng hoàn toàn phù hợp với blog cá nhân.
Các trang WordPress dễ dàng tùy biến để cá nhân hóa thương hiệu trực tuyến với bất cứ phong cách thiết kế nào người dùng thích. WordPress cung cấp các theme mẫu miễn phí, mỗi theme đều có thể được biến tấu theo sở thích riêng hoặc bạn hoàn toàn có thể thuê chuyên gia thiết kế web biến nó thành một trang có một không hai. Ngoài ra nếu trở thành thành viên trả phí, người dùng có quyền sử dụng các theme cao cấp đẹp lung linh.
Tuy nhiên tất cả sự hữu dụng và linh hoạt này đều có giá của nó. Mặc dù WordPress miễn phí, mô hình đi kèm với nó thì không. Bạn sẽ cần một web host (có thể coi là một địa chỉ mà trang web của bạn tọa lạc) và tên miền, www.my-website.com.
Chọn một web host tốt cũng quan trọng như xây website vậy. Nó quyết định tốc độ tải, sự an toàn và tính hiệu quả. Hãy xem bảng so sánh host dưới đây để có thêm thông tin – Các web host tốt, giá hợp lý.
Xây dựng và duy trì một trang WordPress cũng cần có kỹ năng nhất định. Mặc dù WordPress khẳng định chỉ mất 5 phút để thiết lập website, thực tế để hoàn tất và chạy web trơn tru bạn cần lâu hơn thế.
Sẽ có những lúc bạn thấy cần học thêm kỹ năng mới và nó sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian, đặc biệt khi bạn muốn tùy biến thiết kế, cập nhật trang thường xuyên và cải thiện hiệu quả.
Nếu bạn thích có một website riêng nhưng không muốn đổ nhiều công sức đến thế, thì Wix chính là một lựa chọn.
Ưu điểm – Đơn giản, thiết kế dạng kéo thả, thiết lập dễ dàng.
Nhược điểm – Hạn chế hơn so với WordPress.
Chi phí thiết lập – Miễn phí, nhưng đáng để nâng cấp lên bản cao cấp đối với các trang cá nhân (mức khởi điểm đ105.503).
Đọc thêm – Đánh giá Wix
Wix tương tự như WordPress nhưng không phiền toái như vậy. Mặc dù Wix hạn chế hơn nhưng không phải ai cũng cần các tính năng phức tạp.
Giá trị nổi bật của Wix là tính đơn giản. Wix xử lý hosting, lưu trữ, quản lý thao tác và các vấn đề kỹ thuật khác đằng sau. Bạn chỉ cần đăng nhập và đăng nội dung.
Mọi mẫu layout đều là kéo-thả nên bạn thoải mái thiết kế trang mà không cần code dưới bất cứ hình thức nào. Các template miễn phí nhìn chung kiểu cách và đa dạng hơn WordPress, vì thế chúng khá hấp dẫn với các freelancer và những người thích sáng tạo.
Trang Wix: Soup-studios.com
Các template Wix hữu dụng với các trang portfolio đơn giản và các blog. Wix cung cấp cơ chế để lập gian hàng trực tuyến, nhưng WordPress hoặc Shopify (đọc tiếp ở phần sau) phù hợp hơn với thương mại điện tử.
Tóm lại, Wix là lựa chọn tuyệt vời cho portfolio đơn giản hoặc cho người dùng không thích sự cầu kỳ.
Tuy nhiên, bạn có ít quyền kiểm soát lập trình trang và hiệu quả chung của trang hơn. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi tích hợp các tính năng cao cấp như giỏ hàng hay form đăng nhập email.
Ưu điểm – Lập cửa hàng trực tuyến nhanh, gọn.
Nhược điểm – Tính năng cao cấp khá tốn kém.
Chi phí thiết lập – Gói Basic tổi thiểu đ679.905/tháng.
Đọc thêm – Đọc đánh giá Shopify
Shopify, như chính tên gọi của nó, dành riêng cho các gian hàng trực tuyến.
Thiết kế và bố cục của Shopify đơn giản, đúng nhu cầu. Thêm nữa, bạn không cần phải viết code nên có thể lập và chạy trang nhanh chóng. Chúng tôi đã theo dõi thời gian thiết lập từ đầu tới cuối và thấy rằng chỉ mất 19 phút để tạo một gian hàng Shopify!
Giá trị đích thực của Shopify là sự tích hợp các tính năng thương mại điện tử. Nó tự động xử lý thanh toán, chi phí vận chuyển, thuế và theo dõi đơn hàng. Chỉ với một chút phí, bạn có thể sử dụng dịch vụ marketing sẵn có và tích hợp phần mềm với cửa hàng thực để đơn giản hóa tài khoản của mình.
Một gian hàng Shopify: Sarahandabraham.com
Lựa chọn thay thế cho Shopify là sử dụng WordPress kèm plugin WooCommerce. Nói chung, WordPress với WooCommerce tiết kiệm chi phí tổng và giao dịch nhưng bạn lại phải trả tiền để sử dụng tiện lợi hơn.
Nhược điểm của Shopify là bạn có ít quyền kiểm soát đối với kiến trúc website của bạn, đây lại chính là ưu điểm của WordPress và Woocommerce nhưng tất nhiên đi kèm với nó là thêm việc và công sức bảo trì.
Chọn đúng nền tảng và thiết lập web có phải là tất cả những gì bạn cần? Câu trả lời là không. Đó mới chỉ là bước khởi đầu. Bước tiếp theo chính là để được “hiện diện”. Mặc dù không có đường tắt và lượng truy cập không tự nhiên mà đến, dưới đây là 7 bí quyết mang người đọc đến website hay tài khoản mạng xã hội của bạn:
Chi phí – Tôi thường chi khoảng đ234.500 mỗi tuần để chạy quảng cáo Facebook, nhưng bạn hoàn toàn có thể chi ít hơn. Nhiều người thậm chí tiêu tới hàng ngàn đô la một khi họ đảm bảo được hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI).
Quảng cáo Facebook là một trong những cách tốt nhất để tiếp cận người đọc mục tiêu và giới thiệu cho họ biết về website của bạn, những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp có thể giúp giải quyết các nhu cầu và khúc mắc của người mua như thế nào.
Không có gì tuyệt vời hơn khi kiểm soát được đầy đủ các thông số nhân khẩu học, địa điểm, sở thích của người đọc để chỉ quảng cáo đến những ai quan tâm. Mặc dù quảng cáo facebook có chi phí khá phù hợp nhưng lời khuyên dành cho bạn là thử nghiệm trên quy mô nhỏ trước, sau đó mới tăng dần chi phí lên.
Để tìm hiểu thêm, hãy đọc bài tăng tỷ lệ click (CTR) trên quảng cáo Facebook.
Chi phí – 0 đồng, trừ phi bạn thuê chuyên gia. Cái duy nhất bạn cần bỏ ra là thời gian nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật.
SEO chính là tăng xếp hạng của trang web trên Google. Đây là một đề tài khổng lồ xứng đáng để được viết thành một cuốn sách nguồn thông tin từ Moz ở đây khá đầy đủ cho người mới bắt đầu).
Bước đầu tiên, bạn cần quyết định từ khóa nào bạn muốn xếp hạng. Nói cách khác, mọi người cần gõ lên Google từ gì để tìm thấy bạn? (Ngoài lề một chút, chúng tôi có một trang blog hữu ích giúp bạn tìm được từ khóa tốt nhất cho dịch vụ của mình).
Kế đến, bạn cần thực hiện một vài thao tác tối ưu đơn giản bên trong website. Đặt từ khóa có trong bài viết lên tag tiêu đề, phần đầu, mô tả hình ảnh, vân vân. Đây là bước khởi đầu chẳng tốn nhiều công sức để đặt nền tảng cho tương lai về sau.
Doanh nghiệp thực như quán cà phê hay nhà hàng cần có SEO để được hiện diện vị trí trên Google và có tên trên thư mục trực tuyến. Tìm hiểu thêm về Local SEO ở đây.
Chi phí – Viết blog chẳng tốn một xu nào. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thuê freelancer từ các trang như Problogger hoặc UpWork, bạn sẽ mất chi phí khoảng đ2344.5-đ4689 một từ.
Blog, video và hình ảnh là những phương thức tốt nhất để giao tiếp và gây ấn tượng với người đọc. Nội dung giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu.
Lấy ví dụ newsfeed trên mạng xã hội hiện tại của bạn. Chúng chứa các nội dung với mục đích kết nối bạn với người đọc. Mặc dù mất khá nhiều thời gian để viết blog hoặc làm video nhưng công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng, phải không?
Bất kể bạn hoạt động trong ngành nghề nào, nội dung giúp bạn mang giá trị đến cho người đọc. Nó thể hiện chuyên môn của bạn, giúp bạn xây dựng hình ảnh cá nhân và tăng tương tác. Đọc thêm hướng dẫn về chiến lược nội dung giúp tăng tương tác tại đây.
Chi phí – Miễn phí, trừ phi bạn muốn thuê chuyên gia.
Viết nội dung là khởi đầu tốt nhưng làm thế nào để người đọc xem được bài viết? Một cách chính là viết nội dung cho các blog hoặc website sẵn có. Đây là cơ hội không thể bỏ qua để tên của bạn được một người đọc mới biết đến và kết nối với những người cùng ngành nghề.
Hãy thử viết bài và đăng nó trên một blog chuyên biệt khác. Nếu được chấp nhận, bạn sẽ có backlink liên kết tới website của bạn. Bài viết của bạn có thể truyền cảm hứng cho người theo dõi mới và hướng họ về trang của chính bạn. (Link liên kết trỏ tới website có ý nghĩa thiết yếu đối với SEO).
Chi phí – Có thể không tốn kém nếu bạn tiếp cận đúng người và đưa ra ưu đãi hấp dẫn như một cách trả công. Tuy nhiên sử dụng những người nổi tiếng có thể tốn khoảng đ1.172.250 – đ351.675.000+ để quảng bá sản phẩm.
KOL là người có lượng fan lớn và độ tin cậy trong lĩnh vực mà bạn hoạt động. Việc sử dụng KOL ngày càng trở nên phổ biến khi mà có những tài khoản mạng xã hội đạt tới hàng triệu người theo dõi. Bằng cách tiếp cận những người theo dõi đó, bạn có thể hướng sự quan tâm của họ tới bạn và dịch vụ của bạn.
Tất nhiên điều đó không hề dễ dàng và đôi khi cũng đắt đỏ nếu bạn muốn người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm cho bạn. Dù vậy, nếu chọn đúng blog, đúng người, nó có thể mang lại lượng truy cập mục tiêu lớn.
Hãy bắt đầu bằng cách xác định ai là người có sức ảnh hưởng trong ngành của bạn. Nói chuyện với họ qua mạng xã hội hoặc gửi một email trao đổi. Hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ tương hỗ trước khi đòi hỏi bất cứ điều gì.
Chi phí – Chi phí truyền thông tối thiểu khoảng đ2.344.500.
Thông cáo báo chí cung cấp thông tin về thế giới xung quanh ta. Bạn có thể thu hút một đơn vị báo chí viết và đăng thông cáo mà không tốn quá nhiều chi phí. Dưới đây là một bài báo chúng tôi đã đăng khi nâng cấp công cụ kiểm tra tốc độ server và đã may mắn được Yahoo đăng tin.
Lời khuyên của chuyên gia: hãy bắt đầu bằng việc nhấn mạnh các lợi thế của doanh nghiệp. Luôn luôn nghĩ dưới góc độ của một nhà báo hoặc người viết blog và tìm hiểu điều gì khiến họ muốn viết về bạn. Liệu sản phẩm hay mô hình kinh doanh của bạn có gì độc đáo không? Bạn đang có kế hoạch công bố sản phẩm đột phá hay không? Đừng quên đưa thông tin hậu trường làm nguyên liệu phát triển câu chuyện. Sau đó tìm một đơn vị báo chí đăng bài viết lên.
Chi phí – Không ai có thể phủ nhận hiệu quả của hiệu ứng truyền miệng trong khi bạn không phải bỏ ra một đồng trả công, nhưng nếu bạn có các tài liệu quảng cáo thì chi phí sẽ thay đổi tùy vào số lượng in ấn, sản xuất.
Chẳng có gì dễ dàng hơn việc quên đi marketing truyền thống hùng mạnh như thế nào khi bước vào kỷ nguyên marketing trực tuyến. Nhưng bạn đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt như in link thương hiệu trực tuyến trên danh thiếp và các đồ dùng quảng cáo. Thậm chí cũng rất đáng để bỏ tiền mua quảng cáo trên các tạp chí thương mại hay các ấn phẩm chuyên biệt để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu.
Không có phương án nào là duy nhất và trọn vẹn khi nói đến thương hiệu trực tuyến.
Một trang web phức tạp không cần thiết phải là câu trả lời bạn tìm kiếm, đặc biệt khi bạn mới chỉ bắt đầu. Luôn luôn có những con đường tắt và sự lựa chọn đơn giản hơn ví dụ như tài khoản mạng xã hội hay trang portfolio.
Đừng đầu tư vào một trang web rối rắm nếu bạn đề cao tính đơn giản. Và ngược lại đừng tự kìm hãm bản thân nếu bạn đang muốn xây dựng một doanh nghiệp kỹ thuật số độc nhất vô nhị.
Đầu tiên, hãy vạch ra những gì bạn muốn. Sau đó, tìm platform phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tiếp theo, tận dụng các tính năng miễn phí để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Tóm lại, dưới đây là bảng tổng hợp về 4 nền tảng đã mô tả ở trên.
Bạn có băn khoăn khi xây dựng thương hiệu trực tuyến không? Bạn có lập website trước khi hoàn toàn hiểu bạn muốn gì không? Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ, nhận xét và ý kiến của bạn!