Shopify
Shopify là công cụ xây dựng trang web chủ yếu hướng đến cửa hàng thương mại điện tử. Công cụ có thể giúp bạn xây dựng và quản lý dễ dàng gần như mọi mảng của doanh nghiệp mà không cần trung gian, từ thiết kế đến quản lý hàng tồn kho. Đối với những ai không cần tìm một giải pháp toàn diện, thì gói Lite của Shopify có thể hoạt động như một plug-in bổ trợ cho các trang web hiện có. Tìm hiểu thêm.
ĐÁNH GIÁ SHOPIFY – 10 ƯU ĐIỂM VÀ 3 KHUYẾT ĐIỂM CẦN CÂN NHẮC
Shopify được phát triển ở thành phố Ottawa, Canada vào năm 2004 và đã thu hút một lượng lớn người dùng kể từ đó. Hiện nay, trình làm web này hỗ trợ hơn 600.000 thương gia với tổng khối lượng giao dịch hơn 82 tỷ đô la.
Không giống như một số nhà cung cấp khác, Shopify không cung cấp tùy chọn để xây dựng trang web thông thường. Họ chỉ tập trung vào cơ sở khách hàng muốn buôn bán. Để đạt hiệu quả này, Shopify trang bị toàn bộ hệ sinh thái tập trung vào quá trình – ngay cả khi trang web của bạn không được xây dựng bằng Shopify.
MỤC LỤC
Ưu điểm của Shopify
- Trải nghiệm ban đầu trơn tru và toàn diện
- Theme tùy chỉnh
- Trang web sử dụng Shopify nhanh & đáng tin cậy
- Shopify có công cụ marketing tuyệt vời
- Cộng đồng hỗ trợ
- Truy cập ứng dụng của bên thứ ba
- Bán hàng khắp nơi!
- Mở rộng cửa hàng vật lý sang trực tuyến
- Cơ sở tri thức và hỗ trợ khách hàng đắc lực
- Hỗ trợ nhiều bộ xử lý thanh toán được bản địa hóa
Khuyết điểm của Shopify
- Có quá NHIỀU chi tiết
- Ứng dụng của bên thứ ba có thể làm hỏng trang web của bạn
- Shopify Payments bị giới hạn ở một số quốc gia
Các gói dịch vụ & tính năng của Shopify
Kết luận
Lưu ý
Cho tất cả các biểu giá liệt kê trong bài, chúng tôi dùng tỷ giá hối đoái là 1 USD bằng 23.445 VND.
ƯU ĐIỂM CỦA SHOPIFY
1. TRẢI NGHIỆM BAN ĐẦU TRƠN TRU VÀ TOÀN DIỆN
Tôi nghĩ một trong những điểm cộng lớn nhất ở Shopify là trải nghiệm sử dụng ban đầu suôn sẻ và liền mạch. Người dùng được hướng dẫn mạch lạc qua hầu hết toàn bộ quá trình thiết lập một trang thương mại điện tử xịn.
Sau khi đăng ký tại Shopify, toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối được sắp xếp rất chặt chẽ. Ở mỗi bước thực hiện, Shopify cố gắng hết sức để tương tác với người dùng, giúp họ thử nghiệm và hình thành bức tranh tổng quan về nội dung và giao diện trang web.
Thông qua một loạt câu hỏi ngắn, bạn có thể giúp Shopify đưa ra giải pháp lý tưởng cho bạn trong hệ thống. Trên thực tế, họ thậm chí còn để hệ thống đề xuất theme dựa trên loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn vận hành.
Sau khi hoàn thành giai đoạn thiết lập ban đầu, bạn có thể thoải mái đi nhìn ngó xung quanh và khám phá các tính năng còn lại. Ít nhất bạn sẽ có cái khung cơ bản để dùng ngay. Điều này đặc biệt tốt cho những người đang cố gắng sử dụng Shopify nhưng chưa hình dung điều cụ thể cần làm khi họ đăng ký.
Quá trình này không chỉ tốt cho người dùng mới, mà còn tốt cho những người có hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đã có cửa hàng bán lẻ tại một địa điểm vật lý và đang tìm cách mở rộng hoạt động trực tuyến hoặc nếu bạn đang chuyển từ cửa hàng vật lý sang nền tảng trực tuyến hoàn toàn – thì họ cũng có tùy chọn đó.
Chỉ cần trả lời vài câu hỏi khi bạn sử dụng Shopify và họ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện quá trình này.
2. THEME TÙY CHỈNH
Mặc dù Shopify cung cấp theme cho nhiều nhu cầu khác nhau, nhưng chúng chủ yếu dùng để hướng dẫn và có khả năng là bạn sẽ cần tùy chỉnh rất nhiều để phù hợp với doanh nghiệp của riêng bạn. Nghĩa là bạn có thể thêm ảnh và hình nền khác nhau cho giao diện để tạo nên sự khác biệt về hình thức và cảm nhận.
Sau đó đến các yếu tố chính tạo nên trang web; ví dụ, bạn có thể tạo một khu vực blog thực hiện một số mục tiêu về SEO hoặc bạn cần một danh mục sản phẩm liệt kê mọi thứ đang bán, giá cả và hình ảnh sản phẩm, v.v.
Các bố cục khác nhau phù hợp cho những nhu cầu khác nhau, vì vậy bạn có thể cần chút thời gian để làm quen. Tôi cho rằng bố cục hợp lý sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm bạn đang bán. Lấy ví dụ trang web mẫu mà tôi thiết lập. Trang được dùng để bán các linh kiện máy tính nhỏ xíu, chẳng hạn như ốc vít.
Nếu vậy thì bố cục web dành cho hình ảnh lớn trông có vẻ nực cười. Hợp lý nhất là tôi tạo một danh mục truy cập nhanh để bán các sản phẩm tồn kho.
Còn đối với trang web chuyên quảng bá những thứ đẹp đẽ như tour du lịch, thì hình ảnh lớn trải rộng trên trang sẽ truyền cảm xúc tích cực hơn cho khách hàng tiềm năng.
Bất kể mục đích cụ thể của từng người như thế nào, rốt cuộc bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả trải nghiệm tùy chỉnh trên Shopify đều được thiết kế để giúp bạn xây dựng cửa hàng trực tuyến tốt hơn. Đơn cử như các khối thiết kế mà họ cung cấp.
Nhiều khối trong số đó được dành riêng cho trang thương mại điện tử, chẳng hạn như newsletter (bản tin điện tử) hoặc danh mục sản phẩm. Tuy nhiên, vì chúng sử dụng thuật ngữ Shopify nên thỉnh thoảng có thể gây bối rối cho bạn.
3. Trang web sử dụng Shopify nhanh & đáng tin cậy – rất tốt cho tỷ lệ chuyển đổi!
Khi nói đến Thương mại điện tử, hiệu suất trang web là một số đo cực kỳ quan trọng. Cửa hàng trực tuyến của bạn cần phải vận hành nhanh và đáng tin cậy để cạnh tranh với những trang khác. Các trang web chậm hơn sẽ mất khách hàng và có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn.
Độ tin cậy là yếu tố quan trọng cho hình ảnh thương hiệu của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang điều hành một trang web xử lý các khoản thanh toán cho khách hàng. Họ cần phải yên tâm rằng họ đang sử dụng một nền tảng vững chắc.
Về tốc độ, chúng tôi đã tạo một trang kiểm tra hiệu suất của Shopify và đã thử nghiệm nó rất nhiều lần. Cho đến nay thì hiệu suất của họ không gây thất vọng chút nào. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, công cụ kiểm tra tốc độ của BitCatcha đều chấm điểm A+ ấn tượng cho Shopify.
US (W) | US (E) | Luân Đôn | Singapore | Sao Paulo |
---|---|---|---|---|
2 ms | 1 ms | 2 ms | 2 ms | 3 ms |
Bangalore | Sydney | Nhật Bản | Canada | Đức |
---|---|---|---|---|
2 ms | 1 ms | 70 ms | 2 ms | 2 ms |
Chúng tôi dùng WebPageTest để kiểm tra trang Shopify, bảng hiển thị màu xanh lá cây đều đặn cho thấy đây là kết quả lý tưởng dành cho trang web được xây dựng bằng những công cụ như thế này.
Điều chỉnh cài đặt để tối ưu hóa hiệu suất máy chủ trên các công cụ tạo trang web là điều rất khó, vậy nên bạn cần chúng hoạt động hiệu quả ngay từ đầu.
Uptime kể từ tháng 7/2020
100%
* Bảng này được cập nhật liên tục
Chúng tôi cũng dùng UptimeRobot để theo dõi xem thời gian uptime của trang tốt thế nào. Cho đến nay, trang web đều cho thấy những kết quả rất ấn tượng với ít hoặc không có thời gian ngưng hoạt động.
4. SHOPIFY CÓ CÔNG CỤ MARKETING TUYỆT VỜI
Tôi vẫn còn nhớ bài đánh giá về Squarespace, họ hạn chế số lượng tùy chọn dành cho tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nhưng Shopify thì không làm thế. Shopify không chỉ có mã để thu thập dữ liệu dễ và gọn gàng, mà còn cho phép bạn chèn các thẻ tùy chỉnh và thẻ mô tả meta (meta description).
Tiếp theo, tôi phát hiện một điều thú vị là bạn có thể tạo chiến dịch tiếp thị ngay trên bảng điều khiển Shopify. Vì tôi thường làm việc trên nhiều nền tảng cùng lúc nên có thể cảm nhận rõ lợi ích khi mọi thứ được tích hợp trong cùng một nơi.
Tuy ảnh chụp màn hình chỉ hiển thị hai lựa chọn nhưng bạn đừng băn khoăn nhé. Đây là lựa chọn mặc định và bạn sẽ có quyền truy cập vào nhiều lựa chọn khác nếu quyết định sử dụng các ứng dụng đó từ danh sách Ứng dụng Shopify (Shopify Apps). Những ứng dụng này thậm chí cho phép bạn tạo trang đích cho từng nền tảng marketing riêng lẻ ngay từ dashboard Shopify.
Tôi rất ấn tượng vì chưa từng thấy công cụ xây dựng web nào khác có thể thực hiện tốt hoặc toàn diện như Shopify.
5. CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ
Bên cạnh kho kiến thức khổng lồ gồm nhiều bài viết trợ giúp và FAQ (giải đáp câu hỏi thường gặp), Shopify còn có một cộng đồng người dùng liên kết với nhau để thảo luận về nền tảng từ các khía cạnh khác nhau. Tự tay Shopify tổ chức cộng đồng này nên bạn sẽ được cập nhật tin tức và những cải tiến liên quan đến vũ trụ Shopify tại đây.
Nhận hỗ trợ từ cộng đồng rộng lớn, tích cực như thế này sẽ khác hẳn với việc phụ thuộc vào nền tảng kiến thức và đội ngũ hỗ trợ. Vì mỗi người dùng có năng lực và mức độ sử dụng thành thạo Shopify khác nhau, nên sẽ dễ dàng hơn khi nhận hỗ trợ từ cộng đồng bất cứ lúc nào bạn cần.
Nền tảng kiến thức và FAQ đóng vai trò như hàng phòng thủ tuyến đầu, nhưng sẽ tốt hơn nhiều khi bạn nhờ hỗ trợ từ đội ngũ người dùng hùng hậu khi đối mặt với vấn đề không có sẵn trong sách vở. Lợi ích là bạn được hỗ trợ thân thiện từ một cộng đồng thực thụ.
Bên cạnh các câu hỏi kỹ thuật, tôi thậm chí thấy một số người dùng đăng bài trên diễn đàn chỉ để xin nhận xét về các trang web Shopify của họ. Đây không những là cách tuyệt vời để nhận phê bình mang tính xây dựng, mà còn có thể giúp bạn tự quảng bá trong cộng đồng Shopify.
6. TRUY CẬP ỨNG DỤNG CỦA BÊN THỨ BA
Như đã đề cập trước đó, Shopify có một chợ ứng dụng nơi bạn có thể chọn và cài đặt các ứng dụng bên thứ ba để sử dụng trên cửa hàng trực tuyến. Một số nhà phát triển nhận thấy nhu cầu ở thị trường ngách nào đó và tìm cách tạo ra ứng dụng để hỗ trợ nhu cầu đó.
Tất nhiên, Shopify cũng có các ứng dụng riêng cho một số lĩnh vực mà có lẽ họ cho rằng hơi vô lý khi tích hợp sẵn trong công cụ xây dựng web mặc định.
Trải nghiệm khám phá chợ Ứng dụng Shopify rất quen thuộc, như thể bạn đang ở Apple App Store hoặc Google Play Store vậy. Khi xem qua cửa hàng, tôi vô cùng ấn tượng với số lượng ứng dụng cực kỳ đa dạng dành cho nhiều nhu cầu.
Chắc hẳn, bạn sẽ mong tìm thấy những thứ như add-on cho thiết kế và các công cụ đăng bản tin thông thường, v.v., nhưng nói thật là các ứng dụng ở đây còn đa dạng hơn nhiều. Lấy ví dụ một trong những nhu cầu tôi cần tìm là chống gian lận. Đối với một cửa hàng trực tuyến thì tính năng này là yếu tố quan trọng nhưng người mới mở cửa hàng thường ít nghĩ đến.
Hoặc có lẽ bạn cần các phương tiện hỗ trợ khách hàng sáng tạo hơn, chẳng hạn như bot chat trên cửa hàng hoặc một ứng dụng để quản lý giao dịch và/hoặc hoàn tiền? Tóm lại, chợ ứng dụng này rộng bao la và có thể mang lại giá trị to lớn cho bạn, và tôi hiếm khi nhìn thấy ứng dụng rác hoặc ứng dụng “dỏm”.
Hãy lưu ý rằng nhiều ứng dụng trên đây có tính phí – nhưng với giá hợp lý. Ví dụ như ứng dụng ShipStation giúp bạn mở rộng và tự động hóa quy trình vận chuyển hàng hóa mà khách hàng đã mua tại cửa hàng của bạn. Chỉ với 9 USD một tháng, ứng dụng này không chỉ làm điều đó mà còn giúp bạn nhận giá chiết khấu từ một số công ty vận chuyển như FedEx và USPS.
Số lượng ứng dụng trên Shopify đã tăng dần theo thời gian. Ngày nay, Shopify cung cấp hơn 4.200 ứng dụng có thể nâng cao chức năng cho doanh nghiệp của bạn.
7. BÁN HÀNG KHẮP NƠI!
Ở đầu bài viết khi đề cập rằng bạn có thể thực hiện các chiến dịch marketing ngay từ dashboard Shopify, tôi đã rất háo hức muốn nói thêm về chủ đề này – Shopify không chỉ giúp bạn tạo một cửa hàng để bán và tiếp thị mà còn giúp bạn mở rộng sự hiện diện của cửa hàng trên các kênh khác.
Hệ thống này thể hiện tư duy rất chín chắn của Shopify. Đó là thay vì dè chừng thái quá khách hàng của bạn, Shopify hết lòng hỗ trợ những khách hàng này để công việc kinh doanh của bạn và của Shopify đều đạt thành công. Phải công nhận đây là khái niệm rất mới mẻ trong số những nhà cung cấp dịch vụ tôi từng biết.
Trên thực tế, Shopify khuyến khích bạn sử dụng đầy đủ bất kỳ và tất cả các kênh bán hàng để tăng cao doanh số của bạn. Bạn có thể tích hợp cửa hàng Shopify với Facebook, kết nối với Amazon, Pinterest hoặc thậm chí trên các ứng dụng di động do bạn phát triển.
8. MỞ RỘNG CỬA HÀNG VẬT LÝ SANG TRỰC TUYẾN
Khi bùng nổ mua sắm trực tuyến, các cửa hàng vật lý đã gặp nhiều khó khăn, vậy nên hiển nhiên là các chủ cửa hàng muốn tìm phương án khắc phục. Một số chủ sở hữu muốn có cửa hàng trực tuyến hoạt động song song với cửa hàng vật lý hoặc chuyển hẳn sang trực tuyến.
Đối với những người muốn thống trị phân khúc thị trường riêng, thì Shopify có đề xuất độc đáo dành cho họ – đó là tích hợp hệ thống phân phối hàng hóa Point of Sale POS) riêng. Nghĩa là bạn có thể sử dụng Shopify POS trong cửa hàng vật lý và sử dụng cơ sở dữ liệu kết hợp được chia sẻ giữa cả hai cửa hàng vật lý và trực tuyến.
Cơ sở dữ liệu kết hợp giúp bạn quản lý tốt hơn tất cả dữ liệu cần thiết để điều hành doanh nghiệp – thông tin khách hàng, hoạt động bán hàng, hàng tồn kho và nhiều dữ liệu khác. Các thiết bị cài Shopify POS có thể giúp bạn xử lý thanh toán qua hơn 100 cổng thanh toán quốc tế, giúp doanh nghiệp của bạn trở thành công ty có quy mô toàn cầu thực sự.
Việc chuyển từ cửa hàng bán lẻ vật lý sang trực tuyến không phải là điều dễ dàng đối với những ai đã quen kinh doanh theo kiểu truyền thống. Bằng cách tạo khả năng tích hợp hai hình thức kinh doanh và duy trì các yếu tố truyền thống như hệ thống POS, Shopify đóng vai trò là cầu nối giữa hai thế giới kinh doanh cho những thương nhân muốn tìm sự thay đổi.
9. CƠ SỞ TRI THỨC VÀ HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG ĐẮC LỰC
Với các tính năng mở rộng như vậy, ngoài quy trình định hướng kinh doanh tuyệt vời, Shopify còn có hệ thống hỗ trợ cực kỳ toàn diện dành cho các tính năng này.
Chúng tôi không nói đến kiểu hỗ trợ hạn chế, chiếu lệ như hầu hết các công ty khác thường làm để ra vẻ họ quan tâm đến khách hàng. Tại Shopify, họ không chỉ khắc phục các sự cố cụ thể mà còn hết lòng tư vấn cho khách hàng.
Bạn có thể tìm thấy hàng loạt chủ đề liên quan mật thiết đến những trở ngại mà chủ cửa hàng trực tuyến thường gặp, chẳng hạn như về SEO, tiếp thị và thậm chí là phân tích dữ liệu. Hỗ trợ của Shopify khác hoàn toàn với một số công ty đối thủ vốn chỉ giới hạn hỗ trợ trong phạm vi chức năng của họ và từ chối hỗ trợ hoặc tư vấn thêm bất cứ điều gì.
Nếu bạn không thích xới tung cơ sở dữ liệu để tìm đáp án cho một câu hỏi, thì Shopify sẽ cung cấp cho bạn một nhóm hỗ trợ trực tuyến 24/7 – họ không chỉ hỗ trợ qua email mà còn hỗ trợ qua điện thoại và trò chuyện trực tuyến.
10. HỖ TRỢ NHIỀU BỘ XỬ LÝ THANH TOÁN ĐƯỢC BẢN ĐỊA HÓA
Một số nền tảng hỗ trợ các bộ xử lý thanh toán quốc tế, nhưng Shopify không nằm trong số đó. Tuy Shopify Payments bị giới hạn ở một số quốc gia, nhưng bạn có thể chọn nhiều phương thức thanh toán khác – vài trong số đó được bản địa hóa rất tốt.
Ví dụ: người dùng Shopify ở Malaysia có thể thực hiện thanh toán thông qua MOLPay và iPay88. Đây là những bộ xử lý thanh toán có tiếng tăm, giúp khách hàng yên tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phí thanh toán có thể rất khác nhau, vì vậy bạn hãy lựa chọn cẩn thận.
KHUYẾT ĐIỂM SHOPIFY
1. CÓ QUÁ NHIỀU CHI TIẾT
Ban đầu, tôi cảm thấy khá bình thường khi nhìn vào hàng tấn chi tiết trong tài khoản Shopify do vẫn còn tâm trạng thoải mái khi vừa hoàn thành quy trình làm quen với hệ thống như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành những việc cơ bản và bắt đầu thư giãn, tôi chợt nhận ra mình đã dành rất nhiều thời gian lang thang trên giao diện để thử nhiều tùy chọn khác nhau.
Nói đơn giản thì ở đây có quá xá nhiều – vâng, tôi nói là quá xá nhiều – những tính năng bạn có thể sử dụng trên Shopify. Đừng hiểu lầm ý của tôi, đây là điều rất tốt xét về tiềm năng phát triển. Nhưng nếu đi lang thang quá nhiều trên Shopify, bạn rất dễ mất tập trung.
Không chỉ mất tập trung, nếu không cẩn thận, bạn có thể vô tình bổ sung đủ thứ tùy chọn vượt khả năng quản lý của bản thân và bị xao lãng khỏi mục tiêu thực sự cho cửa hàng. Thế nhưng nếu bạn phớt lờ tất cả các tính năng trong chương trình thì có nguy cơ bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội thực sự mà bạn nhất thời chưa nghĩ đến ở thời điểm đó.
Ngoài ra, vì đa số các dịch vụ bổ trợ có giá rẻ nên bạn có thể sẽ nhắm mắt nhắm mũi mua đủ thứ và kết thúc bằng một hóa đơn vượt quá khả năng chi trả và sau đó phải mất công cấu hình lại cửa hàng của bạn nhiều lần.
Lời khuyên của tôi là trước khi bạn rong chơi vô tư trong cửa hàng của Shopify, hãy đảm bảo rằng bạn ghi nhớ chính xác mục tiêu kinh doanh trực tuyến của mình và chỉ cân nhắc các công cụ có liên quan chặt chẽ nhất giúp bạn đạt mục tiêu cụ thể.
Bất cứ thứ gì khác trông vui mắt hay ngộ nghĩnh đều có thể được cân nhắc sau. Có lẽ là khi bạn có cửa hàng phiên bản 2.0.
2. ỨNG DỤNG CỦA BÊN THỨ BA CÓ THỂ LÀM HỎNG TRANG WEB CỦA BẠN
Tiếp theo là một vấn đề không chỉ riêng của Shopify mà là của tất cả những nơi sử dụng tích hợp từ bên thứ ba. Điều này đặc biệt đáng quan tâm khi nói đến phần mềm, vì chúng có thể dễ dàng gặp những lỗi mà chưa có ai phát hiện hay sửa chữa khi hai phần mềm cố gắng kết hợp cùng nhau.
Nếu bạn kết hợp điều trên và thêm vào chỗ này chỗ nọ một số mã hoặc script riêng biệt, thì mọi thứ có thể trở nên tồi tệ vì những lý do bất ngờ nhất. Đôi khi, những vấn đề này có thể không dễ khắc phục, đặc biệt là nếu bạn đang xử lý một ứng dụng hoặc phần mềm đang sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu cốt lõi của bạn.
Gỡ lỗi và/hoặc tìm trợ giúp là một quá trình khó khăn, kể cả khi đã dựa vào số lượng tài nguyên hữu ích hoành tráng mà Shopify có. Đây không hẳn do Shopify yếu kém mà đơn giản đây là tình huống rất dễ gặp và khó ngăn ngừa.
3. SHOPIFY PAYMENTS BỊ GIỚI HẠN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
Shopify có một cổng thanh toán gốc. Tin vui cho những người sử dụng cổng thanh toán này là họ không phải tốn phí giao dịch. Tin buồn là Shopify Payments chỉ khả dụng ở một số quốc gia:
- Úc
- Áo
- Canada
- Đan Mạch
- Đức
- Hồng Kông
- Ireland
- Ý
- Nhật Bản
- Hà Lan
- New Zealand
- Singapore
- Tây Ban Nha
- Thụy Điển
- Vương quốc Anh
- Hoa Kỳ*
Nghĩa là nếu bạn không thể dùng Shopify Payments thì bạn phải trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác và cả phí giao dịch nữa.
Tùy vào lựa chọn của bạn, chi phí này có thể khá tốn kém. Khi có sự tham gia của bộ xử lý thanh toán từ bên thứ ba, bạn phải tính đến phí giao dịch, phí thiết lập, phí đăng ký hàng năm hoặc thậm chí là phí rút tiền trong một số trường hợp.
Ngoài ra còn có một danh sách dài các doanh nghiệp không thể sử dụng Shopify Payments ngay cả ở những quốc gia được phép dùng Shopify Payments. Ví dụ: người dùng tại Hoa Kỳ không thể sử dụng Shopify Payments cho các trang web bán tiền ảo, dịch vụ tài chính hoặc pháp lý, trang có nội dung người lớn, v.v.
Rất may, Shopify có nhiều tài liệu để giải đáp những điều phức tạp trong hệ thống thanh toán của họ. Hãy chắc rằng bạn đọc kỹ các tài liệu trước khi chọn gói dịch vụ của họ nhé.
CÁC GÓI DỊCH VỤ & TÍNH NĂNG CỦA SHOPIFY
Bắt đầu từ gói cơ bản nhất có giá đ679.905, Shopify có gói lên tới đ7,010,055 mỗi tháng. Chưa dừng ở đó – bạn cũng cần xem xét thêm chi phí cho mỗi giao dịch nữa. Ở gói cấp thấp nhất, bạn sẽ trả thêm phí giao dịch 2% bên cạnh phí hàng tháng.
Nếu bạn kiếm được doanh thu đ23,445,000 la từ cửa hàng trực tuyến của mình, bạn sẽ trả cho Shopify đ679,905 + đ468,900 (đ468,900 là phí giao dịch).
Bây giờ, có hai trường hợp cần so sánh – hoặc bạn dùng một công cụ xây dựng web khác, hoặc bạn lưu trữ trang thương mại điện tử trên một nền tảng thay thế. Những công cụ xây dựng web khác cũng sẽ thu một khoản phí khá lớn nhưng có thể không thu phí giao dịch.
Nếu bạn quyết định tự lưu trữ trang thương mại điện tử, của mình, bạn sẽ bỏ ít tiền hơn vào dịch vụ hosting nhưng phải làm tất cả mọi thứ. Thêm nữa, bạn sẽ vẫn cần cổng thanh toán, nghĩa là tốn thêm tiền. Lấy ví dụ về WorldPay, một trong những thương hiệu xử lý thanh toán trực tuyến hàng đầu.
Nếu đã thiết lập cổng thanh toán cho trang web của riêng bạn, WorldPay sẽ thu phí hàng tháng cộng với phí giao dịch thấp hoặc nếu bạn chọn mô hình dùng đến đâu trả tiền đến đó thì sẽ có phí giao dịch cao hơn. Những thứ đó cộng lại có lẽ sẽ đắt hơn Shopify!
Tóm lại, Shopify không hề rẻ, nhưng để điều hành một cửa hàng trực tuyến, các lựa chọn khác của bạn có lẽ cũng không rẻ hơn bao nhiêu. Có những khoản phí liên quan đến các khoản thanh toán mà bạn không thể nào tránh được. Ngay cả PayPal cũng sẵn sàng hút máu những người kinh doanh như bạn.
KẾT LUẬN: SHOPIFY CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN KHÔNG?
Nói về tài nguyên và tiềm năng, tôi cảm thấy Shopify thuộc hàng cao cấp nhất trong lĩnh vực. Tôi không thấy nơi nào khác có đề xuất toàn diện như ở Shopify, họ tận tâm hỗ trợ để khách hàng vận hành cửa hàng trực tuyến thành công.
Đúng là họ có một số chỗ yếu kém nhỏ như tôi đã đề cập, và giá không hẳn là rẻ, nhưng đó đơn giản là chi phí kinh doanh bạn phải bỏ ra. Nếu bạn nghiêm túc vận hành một cửa hàng trực tuyến, thì Shopify là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Bạn sẽ ngạc nhiên với số lượng khổng lồ những thao tác được tự động hóa trên đây, và có thể một mình điều hành hoạt động kinh doanh trên toàn cầu với sự trợ giúp của Shopify. Họ thậm chí có thể giúp bạn làm công việc kế toán vào cuối ngày..
Vì vậy, đối với tôi, câu hỏi thực sự không phải là Shopify có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không, mà là bạn có nghiêm túc điều hành một cửa hàng trực tuyến hay không. Nếu nghiêm túc thì chẳng có lý do gì không chọn Shopify. Tôi chắc chắn rằng nếu họ chưa nghĩ thấu đáo về dịch vụ, thì có lẽ bạn chẳng bao giờ cân nhắc việc sử dụng hoặc kinh doanh trên đây!
Các tính năng chính
- ✓ Trải nghiệm ban đầu tuyệt vời
- ✓ Giao diện chuyên nghiệp và đáng tin cậy
- ✓ Có rất nhiều ứng dụng
- ✓ Có tài liệu & dịch vụ hỗ trợ tốt
- ✓ Giúp thực hiện đơn hàng
- ✓ Tích hợp xử lý thanh toán
Phù hợp cho
- • Cửa hàng trực tuyến ở mọi quy mô
- • Các doanh nghiệp có hoạt động trên Internet
- • Cửa hàng bán lẻ muốn mở rộng sang kinh doanh trực tuyến
Shopify
Dùng thử miễn phí
14 ngày
Tốc độ trang web
Các tính năng nổi bật
CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN | SẢN PHẨM KHÔNG GIỚI HẠN | KHÔI PHỤC GIỎ HÀNG |
Từ
đ679.905*THÁNG
- • 2,0% phí giao dịch
- • Công cụ Shopify POS cho thị trường & sự kiện
Công bố thông tin quảng cáo