Nội dung của Bitcatcha do người đọc hỗ trợ. Khi bạn mua hàng tại các link trên trang web, chúng tôi có thể nhận tiền hoa hồng tiếp thị. Tìm hiểu thêm

Mọi điều cần biết về Công cụ kiểm tra tốc độ web của chúng tôi (& Lý do bạn cần sử dụng!)

TÁC GIẢ
Daren Low
ĐÃ CẬP NHẬT
29 November 2023

 

Cập nhật gần nhất 19/4/21

Tin thú vị cho bạn! Nhóm của chúng tôi vừa phát hành một bản cập nhật lớn cho công cụ kiểm tra tốc độ Bitcatcha rất được yêu thích. Ngoài nhiệm vụ đo tốc độ máy chủ, giờ đây công cụ của chúng tôi còn có thể đo tốc độ trang web! Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cách công cụ hoạt động.

 

Công cụ kiểm tra tốc độ web của chúng tôi có thể giúp tăng doanh số bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp trực tuyến của bạn.

 

Hãy đọc tiếp nếu bạn muốn biết cách thực hiện nhé. Chúng tôi sẽ trình bày mọi thông tin bạn cần biết về công cụ kiểm tra tốc độ web này và lý do khiến nó trở thành công cụ quan trọng cho doanh nghiệp của bạn.

 

 

Trên Internet, tốc độ thống trị tất cả

 

website speed is important

 

Một nhà thông thái từng nói rằng kiên nhẫn là đức tính tốt, nhưng ở đời thực, chẳng ai thích chờ đợi. Cho dù là ở quầy thanh toán, đèn đỏ hoặc thậm chí trong thang máy, mọi người đều không thích chờ đợi.

 

Điều này thậm chí còn thể hiện rõ hơn trong thế giới mạng, nơi mọi người đã quá quen với tốc độ nhanh như chớp nên họ cảm thấy 3 giây ngắn ngủi để tải trang web là quá lâu.

 

Nghe có vẻ nực cười, nhưng đây hoàn toàn là sự thật.

 

Theo Think with Google, xác suất người dùng thoát khỏi trang sẽ tăng lên 32% nếu trang web mất từ ​​1 đến 3 giây để tải trên thiết bị di động và tỷ lệ thoát trang thậm chí còn vô lý hơn sau mỗi giây trôi qua.

 

32% of users will bounce if page load time takes up to 3 seconds

 

Đây là thông tin rất quan trọng vì nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp trực tuyến, về cơ bản là bạn đang mất 32% số khách truy cập trước khi có cơ hội chuyển họ thành khách hàng trả tiền!

 

Nhưng đó chưa phải là hết.

 

Google đã thông báo rằng các chỉ số Core Web Vitals ẽ sớm trở thành một trong các tiêu chí xếp hạng của họ, và trong số 3 chỉ số Web Vitals (Largest Contentful Paint, First Input Delay, Cumulative Layout Shift), 2 chỉ số đầu tiên phụ thuộc nhiều vào tốc độ.

 

Nghĩa là nếu trang web của bạn tải quá chậm, nó sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng kém. Với trải nghiệm người dùng kém, Google sẽ không xếp hạng ưu tiên cho trang của bạn, nghĩa là cơ hội mọi người nhìn thấy trang web của bạn sẽ giảm xuống. Bạn có thể hình dung ra những hệ quả tiếp theo đúng không?

 

Trang web tải chậm

Ưu tiên xếp hạng thấp hơn

Trang web không có cơ hội hiển thị

Trang web không có doanh số bán hàng

 

Nếu muốn tăng doanh số bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi, trang web của bạn cần tốc độ tải càng nhanh càng tốt. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện điều đó.

 

 

Cách chúng tôi xác định tốc độ trang web

 

how bitcatcha measure website speed

 

Rất nhiều người không biết điều này, nhưng thực ra tốc độ trang web được chia thành 2 loại: tốc độ máy chủ và tốc độ tải trang web. Cả hai nghe có vẻ giống nhau, nhưng chắc chắn không giống nhau chút nào.

 

Giải thích tốc độ máy chủ

 

Tốc độ máy chủ, xuất phát từ dịch vụ lưu trữ web, là cốt lõi của trang web. Mọi tốc độ trên trang web thực sự phụ thuộc vào tốc độ của dịch vụ lưu trữ web.

 

Giống như chiếc xe hơi vậy. Động cơ càng tốt, xe chạy càng nhanh. Chúng tôi đo tốc độ máy chủ dựa vào khoảng thời gian (tính bằng mili giây) mà máy chủ phản hồi các yêu cầu.

 

ốc độ tải trang web dựa trên thiết kế web, mã sạch, bộ nhớ đệm, trình cắm và phương tiện truyền thông trực quan. Tất cả những điều này chắc chắn giúp tăng tốc độ tải trang, nhưng nếu máy chủ của bạn chậm, mọi thứ khác sẽ chậm theo.

 

Lấy lại ví dụ chiếc xe hơi ở trên. Bạn có thể nâng cấp hộp số, lắp thêm bộ tăng áp động cơ, đổi sang mâm xe nhẹ hơn để tăng tốc độ. Nhưng nếu động cơ yếu ớt và chậm chạp, thì những trang bị trên cũng chẳng giúp ích gì.

 

SVì vậy, nhóm lưu trữ web và nhóm viết mã luôn làm việc chặt chẽ với nhau để giúp trang web nhanh và linh hoạt, nhưng nếu dịch vụ lưu trữ web có tốc độ chậm, thì cho dù code có được tối ưu hóa dường nào thì cũng không thể cải thiện tốc độ trang của bạn.

 

Giải thích các chỉ số của Core Web Vitals

 

Core Web Vitals về cơ bản là 3 chuẩn đo khác nhau mà Google sử dụng để xác định hiệu suất trang web của bạn: Largest Contentful Paint, First Input Delay, and Cumulative Layout Shift.

 

  • Largest Contentful Paint (LCP)
    LCP là chuẩn đo tốc độ tải của phần tử lớn nhất mà trang web hiển thị cho khách truy cập. Đây có thể là một khối văn bản hoặc một hình ảnh. Ví dụ: nếu bạn có một hình ảnh lớn được nhúng vào trang web, LCP sẽ đo tốc độ tải hình ảnh đó trong vài giây. Để có trải nghiệm người dùng tốt, LCP lý tưởng nên ít hơn 2,5 giây.
  • First Input Delay (FID)
    Bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi bắt đầu nhìn thấy mọi thứ xuất hiện trên trang web nhưng lúc nhấp vào một nút thì nó chẳng động đậy gì trừ khi mọi thứ trên trang được tải đầy đủ? Chính xác thì chỉ số FID được dùng để đo lường việc này, tính bằng mili giây. Cụ thể là nó đo độ trễ tính từ thời điểm người dùng lần đầu tương tác với trang cho đến thời điểm trình duyệt phản hồi. Các trang web lý tưởng nhất nên có FID dưới 100 ms.
  • Cumulative Layout Shift (CLS)
    Có lẽ hầu hết chúng ta đều có trải nghiệm đau thương là đợi trang web tải lên, bấm một nút, rồi chợt thấy bố cục thay đổi vào giây cuối và thế là bạn bấm nhầm vào quảng cáo kế bên. Chỉ số CLS sẽ đo sự ổn định trực quan của trang web, để chúng ta không phải bấm nhầm vào các liên kết không mong muốn.

 

Nếu trang web của bạn đáp ứng cả 3 yêu cầu Web Vital, thì rất có thể thứ hạng của trang trên kết quả tìm kiếm của Google sẽ được tăng lên!

 

 

Công cụ của chúng tôi đo những gì và lý do

 

bitcatcha website speed test measurements

 

Công cụ kiểm tra tốc độ web của Bitcatcha đo lường chính xác 3 điều sau:

 

  1. Server Response Time
  2. Largest Contentful Paint
  3. Total Blocking Time

 

Chỉ số #1: Thời gian phản hồi của máy chủ

 

Khi bạn nhập URL vào công cụ kiểm tra tốc độ web của chúng tôi, nó sẽ ping trang web của bạn từ 10 nút trên toàn cầu của chúng tôi, để đo thời gian máy chủ của bạn phản hồi những yêu cầu này từ khắp nơi trên thế giới. Nghĩa là nó sẽ mô phỏng 10 người khác nhau từ khắp nơi trên thế giới đang cùng lúc truy cập vào trang web của bạn.

 

Kết quả cuối cùng sẽ cho thấy tốc độ trung bình trên toàn thế giới của máy chủ của bạn, tính bằng mili giây.

 

Chỉ số #2: Thời gian hiển thị phần tử lớn nhất (LCP)

 

Chúng tôi đo LCP vì chúng tôi biết rằng Google ưu tiên xếp hạng trang web dựa trên trải nghiệm người dùng tốt và tốc độ tải chậm không được xem là trải nghiệm người dùng tốt.

 

Để đo LCP, Lighthouse sẽ kiểm tra thời gian tải phần tử lớn nhất trên trang web của bạn (tính bằng giây) và xếp hạng thời gian đó. Điều này được thực hiện tự động thông qua Lighthouse API mà Bitcatcha đã tích hợp vào công cụ kiểm tra tốc độ web.

 

Chỉ số #3: Tổng thời gian chặn

 

TBT hoạt động bằng cách đo tổng thời gian ước tính mà trình duyệt bị chặn khi một trang web đang tải. Cứ hình dung thế này – tải hình ảnh, văn bản, JavaScript và mọi thứ khác sẽ rút năng lượng từ CPU, ngăn trình duyệt của bạn làm thêm các tác vụ khác.

 

Bằng cách ước tính thời gian trình duyệt của bạn bị chặn vì đang tải nội dung nào đó, Lighthouse có thể đo trải nghiệm người dùng đó tốt như thế nào. Tóm lại, thời gian trình duyệt bị chặn càng ít, thì trải nghiệm người dùng càng tốt.

 

Bằng cách cải thiện điểm TBT, trình duyệt của bạn sẽ phản hồi nhanh hơn, và dĩ nhiên sẽ giúp cải thiện điểm FID!

 

Chúng tôi đo lường bằng TBT thay cho FID, vì FID yêu cầu dữ liệu người dùng thực tế nên không thể mô phỏng được. Vì TBT là dữ liệu thí nghiệm nên nó có thể được mô phỏng, và điểm TBT tốt sẽ cải thiện FID một cách tự nhiên, nên TBT được sử dụng như làm chỉ số đo lường thay thế.

 

Lý do chúng tôi không đo CLS

 

Chúng tôi muốn công cụ kiểm tra tốc độ web của mình chuyên đo tốc độ trang web, bao gồm thời gian phản hồi của máy chủ, LCP và TBT. Bằng cách này, người dùng của chúng tôi có thể chẩn đoán chính xác hơn và biết phần nào trên trang web của họ đang làm chậm tốc độ tải trang – để xem đó là do bên lưu trữ web hay bên viết mã.

 

Vì CLS đo sự ổn định trực quan, nên nó không ảnh hưởng gì đến tốc độ. Do đó, chúng tôi đã loại bỏ nó khỏi công cụ kiểm tra tốc độ web.

 

 

Điểm xếp hạng trang web có ý nghĩa gì

 

bitcatcha website speed test explains lcp tbt server speed

 

Vậy là bạn đã biết công cụ của chúng tôi hoạt động như thế nào và công dụng của nó, bây giờ chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa của điểm xếp hạng trang web. Khi bạn nhập URL trang của bạn và nhấn enter, bạn sẽ thấy Tổng điểm xếp hạng cho trang web của bạn, nằm trong khoảng từ A+ đến E.

 

the grade and its description on bitcatcha server speed test report

 

Nếu trang web của bạn liên tục đạt Tổng điểm xếp hạng là B+ hoặc cao hơn, thì xin chúc mừng bạn – bạn đã có một trang web chạy khá nhanh! Nếu bạn nhận được kết quả kém hơn thế, thì bạn phải bắt đầu tối ưu hóa trang web nhé.

 

Cách đạt điểm A+ cho tổng điểm xếp loại

 

Chúng tôi sử dụng kết quả từ công cụ kiểm tra tốc độ máy chủ Bitcatcha kết hợp với các chỉ số của Web Vital và chuyển chúng thành tỷ lệ phần trăm. Sau đó, kết quả phần trăm từ 3 chỉ số này được tính trung bình để cho ra Tổng điểm xếp hạng của máy chủ. Kết quả phần trăm được quy đổi thành điểm như sau:

 

  • A+ nằm trong khoảng 91% – 100%
  • A nằm trong khoảng 81% – 90%
  • B+ nằm trong khoảng 71% – 80%
  • B nằm trong khoảng 61% – 70%
  • C+ nằm trong khoảng 51% – 60%
  • C nằm trong khoảng 41% – 50%
  • D+ nằm trong khoảng 31% – 40%
  • D nằm trong khoảng 21% – 30%
  • E+ nằm trong khoảng 11% – 20%
  • E nằm trong khoảng 0% – 10%

 

Rõ ràng, bạn sẽ muốn Tổng điểm xếp hạng của mình ở mức A+ để đảm bảo trang web hoạt động đặc biệt tốt cho người dùng và có cơ hội được tăng hạng trên kết quả tìm kiếm của Google. Tệ nhất thì bạn cũng nên có điểm số từ B trở lên.

 

Nhưng bạn có thể làm gì để cải thiện điểm xếp hạng?

 

À, nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy rằng mỗi chỉ số được đánh dấu bằng màu sắc riêng.

 

performance are color coded for each metric in the speed test report

 

Điểm xuất sắc sẽ hiển thị màu xanh lá, điểm trung bình là màu vàng và nếu điểm kém sẽ có màu đỏ. Để được xếp hạng A+, bạn sẽ cần cả ba chỉ số hiển thị màu xanh lá.

 

 

Hệ thống xếp hạng tốc độ máy chủ

 

Như đã đề cập ở trên, khi nhập một URL vào công cụ kiểm tra tốc độ, 10 nút trên toàn cầu của chúng tôi sẽ ping trang web và cho chúng tôi biết trang mất bao lâu để phản hồi yêu cầu của mỗi nút, tính bằng mili giây.

 

Chúng tôi sử dụng các số liệu từ 10 địa điểm này để tính Tốc độ trung bình trên toàn cầu. Sau đó, Tốc độ trung bình trên toàn cầu được đánh giá theo biểu đồ bên dưới.

 

server speed is the average of all 10 locations tested

 

  • Tốc độ máy chủ dưới 180 mili giây được xem là: Tốt (Màu xanh lá)
  • 181 mili giây – 840 mili giây: Trung bình (Màu vàng)
  • 840 mili giây trở lên: Cần cải thiện (Màu đỏ)

 

Tốc độ máy chủ lý tưởng theo Bitcatcha đánh giá phải là Tốt (180 mili giây trở xuống). Số liệu xếp hạng tốc độ máy chủ của chúng tôi sẽ cho bạn biết chính xác tốc độ dịch vụ lưu trữ web của bạn.

 

 

Xếp hạng LCP & TBT với API Lighthouse

 

bitcatcha uses lighthouse api to measure tbt and lcp

 

Lighthouse đo LCP trong vài giây (đây là công cụ của Google dùng để kiểm tra các chỉ số Web Vitals, được tích hợp vào công cụ kiểm tra tốc độ web của chúng tôi).

 

Nếu phần nội dung lớn nhất được tải trong vòng:

 

  • 2,5 giây trở xuống thì được coi là tốt (Màu xanh lá)
  • 2,5 – 4 giây, ở mức trung bình (Màu vàng)
  • 4 giây trở lên có nghĩa là cần được cải thiện (Màu đỏ)

 

TBT đo thời gian trình duyệt của bạn bị chặn tính bằng mili giây:

 

  • 0 – 300 mili giây được coi là nhanh (Màu xanh lá)
  • 300 – 600 mili giây là vừa phải (Màu vàng)
  • 600 mili giây trở lên là kém (Màu đỏ)

 

Vậy các trang web hàng đầu trên thế giới có điểm số ra sao?


Chúng tôi cũng rất tò mò nên đã dùng công cụ kiểm tra tốc độ web của Bitcatcha để xem điểm số của các trang web phổ biến nhất thế giới. Hãy truy cập trang kết quả kiểm tra tốc độ 100 website hàng đầu để xem hiệu suất của họ và thử so sánh trang web của chính bạn!

 

 

Bạn có thể làm gì để cải thiện từng chỉ số

 

bitcatcha explains how to improve website performance

 

Có 27 cách kết hợp khác nhau để đạt kết quả cuối cùng và chúng tôi không thể hướng dẫn hết mọi cách, vì vậy chúng tôi sẽ tập trung vào những điều cơ bản: cách cải thiện từng số liệu riêng lẻ để chúng hiện màu xanh lá.

 

Cải thiện tốc độ máy chủ

 

Điều này đơn giản thôi. Nếu liên tiếp đạt tốc độ lâu hơn 500 mili giây, thì bạn nên cân nhắc kỹ việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web của bạn. Sẽ rất có lợi nếu bạn đổi sang dịch vụ lưu trữ web có thể cung cấp tốc độ máy chủ nhanh hơn! Nhớ tham khảo danh sách nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web nhanh nhấtcủa chúng tôi nhé.

 

Cải thiện Largest Contentful Paint (LCP)

 

Bạn có thể làm nhiều điều để cải thiện điểm LCP. Xin cảnh báo trước là các hướng dẫn dưới đây có thể đậm chất kỹ thuật một chút. Sẵn sàng chưa nào?

 

  • Cải thiện tốc độ máy chủ
    Bằng cách chuyển sang một máy chủ có hiệu suất tốt hơn, chạy nhanh hơn, LCP của bạn cũng được cải thiện. Đây là một trong những cách dễ nhất để cải thiện điểm LCP.
  • Tối ưu hóa nội dung của bạn
    Thông thường, mọi người chỉ giữ nguyên hình ảnh rồi tải thẳng lên trang web. Đôi khi, những hình ảnh này có dung lượng lớn không cần thiết, gây chậm và ảnh hưởng đến LCP. Hãy tối ưu hóa hình ảnh của bạn bằng một công cụ trực tuyến như https://tinypng.com/. Công cụ như thế sẽ làm giảm dung lượng kilobyte cần tải lên trang, nhờ đó cải thiện LCP.
  • Sử dụng CDN
    Bằng cách sử dụng Content Delivery Network (CDN), dữ liệu của bạn sẽ được phân phối tới một mạng lưới máy chủ ở các vị trí khác nhau. Khi ai đó tải trang web của bạn, nội dung sẽ được tải lên từ CDN gần nhất, điều này sẽ làm giảm đáng kể tốc độ tải trang web!
  • Lưu nội dung của bạn vào bộ nhớ đệm
    Nếu trang web của bạn không cần thay đổi hình ảnh liên tục, hãy lưu chúng vào bộ nhớ đệm. Điều này có thể ngăn việc tạo lại các tệp không cần thiết, giúp giảm bớt tài nguyên cần sử dụng và cho tốc độ tải nhanh hơn. Điều này có thể được thực hiện với bộ nhớ đệm phía máy chủ như NGINXVarnish.

 

Cải thiện Total Blocking Time (TBT)

 

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để cải thiện điểm TBT.

 

  • Xóa JavaScript không sử dụng
    JavaScript lấy cần tài nguyên để vận hành. Nếu một số JavaScript đang chạy nhưng không làm gì cả, nghĩa là bạn đang tăng thời gian chặn của trình duyệt. Hãy xác định những thứ bạn không cần và loại bỏ chúng.
  • Làm gọn thư viện JavaScript cồng kềnh
    Một số trình cắm và các phần phụ thuộc của chúng sử dụng rất nhiều jQueries và có thể chiếm khá nhiều tài nguyên. Làm gọn thư viện sẽ giúp bạn tận dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
  • Trì hoãn tải JavaScript không sử dụng
    Bằng cách trì hoãn tải JavaScript không cần thiết, bạn sẽ giải phóng nhiều tài nguyên quý giá cho trình duyệt, nhờ đó giúp hiển thị trang web nhanh hơn, cải thiện điểm TBT của bạn.
  • Sử dụng tách mã
    Việc chia mã JavaScript của bạn thành các đoạn mã nhỏ hơn để tải trong những điều kiện nhất định cho phép tìm mô-đun theo yêu cầu. Về cơ bản, mô-đun sẽ không được tải trừ khi cần thiết. Điều này có thể được thực hiện nếu bạn đang sử dụng khung phần mềm phía máy khách như React, Angular, và Vue.

 

Cách đơn giản nhất để cải thiện điểm TBT là tạo một trang web đơn giản hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến điểm xếp hạng TBT bị kéo xuống là do thư viện JavaScript cồng kềnh không được sử dụng nhưng vẫn tải lên trang web.

 

Hãy loại bỏ những thứ này và bất cứ thứ gì cản trở tốc độ hiển thị trình duyệt của bạn để cải thiện điểm TBT!

 

Các chỉ số Web Vitals là một chủ đề rất rộng và chúng tôi không thể nói hết mọi thứ trong bài viết này. Nếu bạn quan tâm đến các giải pháp chi tiết hơn để cải thiện điểm LCP và TBT, hãy đọc trang này. Nó sẽ cho bạn ý tưởng về những điều cần làm để cải thiện điểm tốc độ!

 

Nếu không thể tự làm hết những điều này, bạn có thể cân nhắc thuê một chuyên gia để giúp bạn khỏi đau đầu.

 

 

Kết luận: Tóm tắt

 

Đây là mọi thông tin bạn cần biết.

 

Chúng tôi đã đề cập đến mọi thứ bạn cần biết về công cụ kiểm tra tốc độ web của Bitcatcha và cách nó hoạt động. Phòng trường hợp bạn bị bối rối giữa chừng khi đọc bài viết, chúng tôi xin tóm tắt lại nội dung bài viết như sau.

 

Công cụ kiểm tra tốc độ web của chúng tôi kiểm tra 3 yếu tố cụ thể:

 

  1. Server Response Time
  2. Largest Contentful Paint
  3. Total Blocking Time

 

Các chỉ số này sẽ cung cấp Tổng điểm xếp hạng cho trang web của bạn trên thang điểm từ A+ đến E. Bạn cần đảm bảo rằng trang web của bạn ít nhất đạt hạng B+, nếu không bạn sẽ nhận thấy việc giảm sút tỷ lệ chuyển đổi khách hàng/doanh số bán hàng và bị Google xếp hạng thấp do tốc độ tải trang chậm.

 

Bạn có thể cải thiện Tổng điểm xếp hạng bằng cách chú ý đến 3 chỉ số này. Hãy điều chỉnh và thêm bớt vài thứ cho đến khi cả 3 chỉ số đều có màu Xanh lá và bạn sẽ nhận được điểm xếp hạng A+ đáng mơ ước!

 

Công cụ kiểm tra tốc độ web của chúng tôi sẽ giúp bạn chẩn đoán xem phần nào trong trang web khiến nó tải chậm, giúp bạn dễ dàng phát hiện ngay nguyên nhân làm chậm tốc độ tải mà không phải phí thời gian quý báu để kiểm tra mọi thứ riêng lẻ.

 

Công cụ này cũng giúp bạn đáp ứng các yêu cầu của Core Web Vital, giúp tăng thứ hạng trên Google, dẫn đến tăng doanh số bán hàng!

 

Nếu bạn không biết nên chọn dịch vụ lưu trữ web nào, chúng tôi đã nghiên cứu xem ai là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web tốt nhất cho bạn, điều này sẽ rất hữu ích cho dù bạn là blogger, người bán hàng trực tuyến hay nhà tư vấn.

 

 

Câu hỏi thường gặp

 

1. Tại sao tốc độ trang web lại quan trọng?

 

Tốc độ trang web có thể có tác động trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi khách hàng trên trang của bạn, vì trang web nhanh hơn tạo ra trải nghiệm sử dụng tốt hơn cho khách truy cập. Trang web chậm cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

 

2. Tại sao trang web của tôi tải chậm?

 

Có nhiều lý do khiến một trang web tải chậm – dịch vụ lưu trữ web kém chất lượng, mã trang web không được tối ưu hóa hoặc có lẽ trang web của bạn có quá nhiều nội dung đa phương tiện. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ trang web miễn phí của chúng tôi để xác định vấn đề nằm ở đâu.

 

3. Làm cách nào khắc phục sự cố trang web chạy chậm?

 

Đơn giản là bạn chỉ cần kiểm tra trang web của mình bằng công cụ kiểm tra tốc độ web miễn phí của chúng tôi. Công cụ sẽ tạo một báo cáo chi tiết cho bạn biết chỉ số nào đang hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ biết nên cải thiện những gì trên trang web và các bước cần thực hiện.

 

4. Thế nào là tốc độ trang web tốt?

 

Lý tưởng nhất – bạn sẽ muốn cả 3 chỉ số xếp hạng có màu xanh trong công cụ kiểm tra của chúng tôi. Tối thiểu – bạn cần đảm bảo thời gian phản hồi trung bình của trang web nhanh hơn 180 mili giây, và điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng dịch vụ lưu trữ web tốc độ cao.

 

5. 10 vị trí nào được sử dụng trong công cụ kiểm tra tốc độ máy chủ?

 

10 địa điểm được sử dụng trong công cụ kiểm tra tốc độ máy chủ của chúng tôi bao gồm: Hoa Kỳ (W), Hoa Kỳ (E), Luân Đôn, Singapore, Sao Paulo, Mumbai, Sydney, Nhật Bản, Canada và Đức.

 

6. Tôi có cần cài đặt bất kỳ thứ gì trên trang web để dùng công cụ kiểm tra này không?

 

Không! Bạn chỉ cần dán URL của trang web vào công cụ để kiểm tra. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy một báo cáo về hiệu suất trang web của bạn.

 

7. Sử dụng công cụ này có thể trực tiếp cải thiện trang web của tôi không?

 

Không – công cụ của chúng tôi chỉ kiểm tra và cho bạn biết trang web của bạn đang hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, chúng tôi cung cấp các đề xuất để bạn cải thiện tất cả các chỉ số và tăng hiệu suất trang web.