Thông thường người ta nghĩ rằng cuộc so tài giữa hai gã khổng lồ sẽ là trận chiến ngang tài ngang sức, nhưng thực ra trong các bài đánh giá, khi nhiều biến số được đem ra so sánh, kết quả có thể tạo chút ngạc nhiên cho bạn đấy. SiteGround và HostGator là hai thành viên đã tồn tại rất lâu trong cộng đồng web hosting và đều có uy tín nhất định. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng dù kết quả cuộc chiến có ra sao đi nữa thì cả hai thương hiệu đều là chuyên gia trong những thị trường ngách của riêng họ. Vậy nên bạn đừng vội kết luận kẻ thắng người thua sau khi xem kết quả nhé.
30 May 2023
• Last UpdatedCông bố thông tin quảng cáo
SiteGround và HostGator là hai trong số những tên tuổi lớn trong ngành lưu trữ web hiện nay. Với vô số đánh giá trên mạng, bạn có thể cảm thấy nản lòng khi cần quyết định chọn dịch vụ hosting tương lai cho mình. Chúng tôi hiểu điều đó, và để hỗ trợ bạn, bài viết sẽ phân tích chi tiết hơn về hai gã khổng lồ này để xem họ đọ sức với nhau ra sao.
Nếu chỉ đem các tính năng và thông số kỹ thuật của từng loại ra so sánh với nhau thì quá đơn giản rồi. Thay vào đó, những gì chúng tôi sẽ làm là xem xét các lĩnh vực quan trọng để bạn thấy rằng một sự khác biệt nhỏ đáng giá đến chừng nào.
Thông qua bài đánh giá, hãy nhớ rằng những gì chúng ta tìm kiếm không đơn thuần là hiệu suất, mà còn là thái độ chung của các nhà cung cấp hosting đối với hoạt động kinh doanh, cũng như cách tiếp cận và giải quyết yêu cầu của khách hàng.
Nhìn chung, chúng tôi sẽ xem xét cụ thể các yếu tố như;
Lưu ý
Bitcatcha sở hữu và quản lý tất cả các trang web thử nghiệm được sử dụng trong bài đánh giá này, ngoại trừ trang ShiphraShepherds.com.
SiteGround và HostGator chỉ thành lập cách nhau hai năm, cả hai đều ngang tài ngang sức với nhau nhờ vào lịch sử hoạt động lâu dài. Với khoảng 15 năm trong ngành, hai gã khổng lồ này đã trưởng thành và phát triển danh mục các sản phẩm trải dài từ shared hosting cho đến các dịch vụ ở quy mô doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lịch sử của HostGator không sạch sẽ như SiteGround, do HostGator được Tập đoàn Endurance International (NASDAQ: EIGI) mua lại vào năm 2012. Trước đó, một nhóm hacker đã tấn công cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp phần mềm thanh toán dành cho HostGator. Do đó, thông tin người dùng và 500.000 thẻ tín dụng khách hàng, tập tin trang web và hồ sơ cấu hình cPanel đã bị rò rỉ.
Thật không may, sau thương vụ mua lại, EIG phải đối mặt với một số sự cố nghiêm trọng về mất điện máy chủ trong năm 2013. Đối với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ thì sự cố này đúng là kẻ hủy diệt và khiến HostGator gặp nhiều bất lợi. Dù chúng tôi hiểu rằng một số sự cố xảy ra không hoàn toàn do lỗi của nhà cung cấp, nhưng sự việc xảy ra thì không thể rút lại được.
SiteGround1
HostGator0
Hiển nhiên, tất cả các nhà cung cấp hosting sẽ không ngần ngại tung ra các gói lưu trữ dựa trên thế mạnh riêng của mình, ta cùng xem xét hai danh mục chính: lưu trữ được chia sẻ (Shared hosting) và lưu trữ bằng điện toán đám mây (Cloud hosting). Đây là danh mục mà hầu hết những người sở hữu trang web sẽ quan tâm.
US (W) | US (E) | Luân Đôn | Singapore | Sao Paulo |
---|---|---|---|---|
56 ms | 3 ms | 98 ms | 229 ms | 138 ms |
Bangalore | Sydney | Nhật Bản | Canada | Germany |
---|---|---|---|---|
307 ms | 222 ms | 141 ms | 1 ms | 103 ms |
US (W) | US (E) | Luân Đôn | Singapore | Sao Paulo |
---|---|---|---|---|
32 ms | 40 ms | 128 ms | 323 ms | 161 ms |
Bangalore | Sydney | Nhật Bản | Canada | Germany |
---|---|---|---|---|
574 ms | 203 ms | 159 ms | 46 ms | 140 ms |
*Lưu ý: Việc kiểm tra dịch vụ cloud hosting của SiteGround và HostGator Cloud đều được thực hiện trên cả hai trang web lưu trữ ở Bắc Mỹ.
Đối với dịch vụ Cloud hosting, cả hai server đều hoạt động tương đối tốt và có tốc độ phản hồi nhanh hơn mức do Google khuyến nghị là 200 ms. Nhờ vào vị trí trung tâm dữ liệu, tốc độ đạt kết quả tốt trên lục địa Hoa Kỳ nhưng chậm hơn một chút khi lệch về khu vực phía Đông nơi chúng tôi thử nghiệm.
US (W) | US (E) | Luân Đôn | Singapore | Sao Paulo |
---|---|---|---|---|
211 ms | 215 ms | 180 ms | 3 ms | 351 ms |
Bangalore | Sydney | Nhật Bản | Canada | Germany |
---|---|---|---|---|
66 ms | 95 ms | 70 ms | 240 ms | 168 ms |
US (W) | US (E) | Luân Đôn | Singapore | Sao Paulo |
---|---|---|---|---|
32 ms | 36 ms | 221 ms | 221 ms | 139 ms |
Bangalore | Sydney | Nhật Bản | Canada | Germany |
---|---|---|---|---|
717 ms | 205 ms | 153 ms | 36 ms | 140 ms |
Đối với dịch vụ shared hosting, trang web thử nghiệm dịch vụ của SiteGround được lưu trữ ở Singapore rất tiếc là các máy chủ của HostGator chỉ đặt ở Bắc Mỹ. Vậy nên bạn sẽ thấy một chút chênh lệch trong kết quả kiểm tra tốc độ, tốc độ trung bình trên toàn cầu của SiteGround là 159 ms, tốt hơn tốc độ của HostGator là 190 ms.
Theo suy đoán của tôi, lý do chính cho sự khác biệt này có lẽ là nhờ Supercacher (bộ nhớ đệm động) và phần mềm mà SiteGround sử dụng. Tất cả đều được thiết kế và tối ưu hóa để phân phối dữ liệu đồng đều bất chấp khoảng cách từ trung tâm dữ liệu.
Về cấu hình, SiteGround và HostGator dùng những cách tiếp cận khác nhau. Để đơn giản hóa sự việc, SiteGround cố tình giữ cho server ở mức tải thấp để có thể quản lý các tình huống tiềm tàng cần tăng tải đột ngột. Còn HostGator thì đầu tư rất nhiều vào thiết bị để đảm bảo tốc độ tải ổn định.
SiteGround có năm trung tâm dữ liệu được đặt tại các thành phố trên toàn thế giới (Chicago, Luân Đôn, Amsterdam, Milan, Singapore), vì vậy các server được dàn trải đều về mặt địa lý. Đây dĩ nhiên là điều tốt. HostGator thì để tất cả trứng trong cùng một giỏ, với cả hai trung tâm dữ liệu đều nằm ở Bắc Mỹ.
Sau khi cân nhắc mọi khía cạnh, chúng tôi quyết định tặng thêm một điểm cho cả hai bên, vì HostGator nhỉnh hơn SiteGround về dịch vụ Cloud Hosting, còn Siteground giành chiến thắng về dịch vụ shared hosting:
SiteGround1
HostGator1
Nhưng các điểm chuẩn không phải lúc nào cũng chính xác, vậy nên người mua cần tìm hiểu xem mức giá mà hai công ty này đưa ra là bao nhiêu;
Chúng tôi đã để ý cả hai thương hiệu này từ lâu và đã thu thập thông tin về thời gian hoạt động liên tục của cả hai. Đây là lĩnh vực không nên xem thường và phải nói rằng cả hai đều thực hiện tốt đến ngạc nhiên. Trong bối cảnh đó, chúng ta cùng đào sâu hơn một chút để xem các Điều khoản dịch vụ (ToS) của họ nói gì:
“SiteGround là dịch vụ lưu trữ đáng tin cậy được hỗ trợ bởi Thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) hàng đầu trong ngành. Chúng tôi đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của mạng máy tính là 99,9% trong chu kỳ thời gian mười hai tháng, bắt đầu từ ngày bạn đặt mua tài khoản của mình. Nếu thời gian hoạt động giảm xuống ít hơn mức nói trên, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn qua email và sẽ tự động bồi thường cho tài khoản của bạn như sau:
“Điều khoản dịch vụ, Mục 15, chứa toàn bộ thông tin chính xác và được cập nhật về Đảm bảo Thời gian hoạt động liên tục của HostGator. Bài viết này chỉ nhằm giải thích các quy định mà bạn đồng ý.
Nếu xem kỹ hai trích dẫn này, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Đúng là thời gian hoạt động liên tục được đề cập và đảm bảo, nhưng SiteGround thì nêu rõ họ sẽ đền bù thế nào khi thời gian ngừng hoạt động vượt quá mức đảm bảo, còn HostGator thì nói lơ mơ về vấn đề này. HostGator đảm bảo theo kiểu chẳng thiệt thòi gì cho họ, vậy nên tôi đặt tên nó là ‘đảm bảo vô nghĩa.’
Vậy nghĩa là họ chỉ nói đảm bảo cho có lệ, vì công ty có quyền không bồi thường cho khách hàng, thậm chí không cần nêu rõ lý do tại sao. Theo logic thì họ chỉ cần từ chối tất cả các nỗ lực yêu cầu bồi thường cho thời gian ngừng hoạt động. Thật đáng xấu hổ, HostGator à!
SiteGround1
HostGator0
Đối với dịch vụ Cloud hosting, các gói hosting của SiteGround đắt hơn nhiều ở mọi khía cạnh. Tuy nhiên, những gì họ cung cấp phản ánh tinh thần thực sự của môi trường Cloud Hosting, còn HostGator chỉ cung cấp mỗi thứ một ít trong mỗi gói.
Tôi xin nói rằng các gói dịch vụ Cloud Hosting của SiteGround là dành cho khách hàng doanh nghiệp, trong khi HostGator nhắm mục tiêu đến các cá nhân muốn trải nghiệm thử dịch vụ Cloud Hosting. Ngoài ra, tuy giá của SiteGround cao hơn nhiều nhưng lại phản ánh dịch vụ đích thực, được quản lý đầy đủ cho các tài khoản Cloud Hosting.
Nếu xem xét chi ly thì việc so sánh hai dịch vụ này quả là rất khập khiễng. SiteGround cung cấp các tùy chọn Cloud hosting được quản lý đầy đủ, còn các dịch vụ Cloud hosting của HostGator giống như bản nâng cấp từ dịch vụ shared hosting vậy và điều đó được thể hiện qua giá cả.
SiteGround1
HostGator1
Đối với dịch vụ shared hosting, xét về giá thì hai bên có chút khác biệt nhưng đều cung cấp nhiều tính năng tốt trong phạm vi web hosting. Điều này tốt cho người tiêu dùng xét theo khía cạnh nào đó, vì bạn có nhiều lựa chọn để cân nhắc tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của bạn.
SiteGround1
HostGator1
Thông thường thì nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nào cũng đều có một số hình thức hỗ trợ kỹ thuật, nhưng yếu tố quan trọng nằm ở cách thức và chất lượng hỗ trợ. Trong trường hợp này, cả hai thương hiệu của chúng tôi đều cung cấp một loạt tùy chọn hỗ trợ bao gồm qua điện thoại và Trò chuyện trực tuyến.
Trích dẫn từ SiteGround:
“Bạn có bực mình khi phải đợi nhân viên hỗ trợ đến dài cổ không? Chúng tôi cũng vậy.
Chúng tôi trang bị dư nhân viên trong mọi ca trực để đảm bảo rằng luôn luôn có người nhấc điện thoại hoặc trò chuyện trực tuyến với khách hàng, vì vậy bạn không phải đợi lâu hơn vài giây để gặp nhân viên hỗ trợ. Chúng tôi cũng thường xuyên đánh giá tốc độ của từng nhân viên, cũng như hiệu suất làm việc của toàn đội.”
Ngoài việc giải quyết vấn đề liên quan đến lưu trữ, SiteGround còn hỗ trợ các vấn đề đa dạng liên quan đến trang web (chẳng hạn plugin và tiện ích mở rộng) như được nêu trong video sau:
Mặt khác, HostGator chỉ đơn giản dồn hết tất cả tùy chọn hỗ trợ vào một trang, để khách dễ truy cập. Tuy nhiên, EIG, chủ sở hữu hiện tại của HostGator thường bị phàn nàn gay gắt về khả năng hỗ trợ khách hàng nói chung. Trên thực tế, ngay cả nhân viên của họ cũng phàn nàn về thái độ hỗ trợ khách hàng của công ty:
“Nếu bạn thích một công việc hủy hoại tâm hồn thì công ty này phù hợp lắm. Không thực sự quan tâm đến khách hàng? Vậy công việc này đúng là dành cho bạn. Bạn cảm thấy ổn với những tiêu đề mơ hồ, những thay đổi trong phần mô tả công việc và không ai biết điều gì đang diễn ra? Hãy đăng ký công việc ngay hôm nay!” (Nguồn)
Chúng tôi thực sự phải chọn SiteGround trong phần thi này:
SiteGround1
HostGator0
Kết quả chung cuộc của hai đội có tỷ số là 6: 3. Thành thật mà nói, trước khi viết bài đánh giá này, tôi cứ tưởng rằng hai bên sẽ có số điểm bám sát nhau. Có lẽ là khi so sánh kỹ hơn, ta mới thấy rõ những khiếm khuyết tồn tại trong các chi tiết nhỏ nhặt và một số điều giá trị mà bình thường không nhận ra.
Tuy nói vậy nhưng không hẳn HostGator là một dịch vụ hosting tệ, rốt cuộc thì lựa chọn cuối cùng có lẽ phải dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn.
Vậy là vinh quang thuộc về đội SiteGround, chúc mừng họ đã chiến thắng thử thách đầy cam go này và xin hoan nghênh những nỗ lực của họ trong việc điều hành một doanh nghiệp trung thực, hướng đến hiệu suất.
Ưu đãi cho độc giả Bitcatcha